Sức Khỏe Vận Động Thể Thao

Vai trò của tập thể dục đối với chức năng của hệ hô hấp

5 phút, 18 giây để đọc.

Thời tiết nóng lạnh dai dẳng không ổn định, không khí ô nhiễm khói bụi, thói quen ít vận động thể dục thể thao… dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và là nguyên nhân gây bệnh. Tiến độ này còn tệ hơn. Tập thể dục thể thao là một trong những biện pháp giúp phòng chống hiệu quả căn bệnh này.

Vai trò của tập thể dục đối với chức năng của hệ hô hấp

Nói chung, tập thể dục ở các mức cường độ khác nhau có thể làm tăng lượng không khí lưu thông (tăng thông khí phổi), và ngay cả khi tập thể dục, nó cũng có thể cải thiện khả năng sử dụng oxy của mô ở các mức độ khác nhau. Tập thể dục và nghỉ ngơi. Điều này là do thực tế là do những thay đổi trong hệ thống mạch máu phổi, tập thể dục có thể cải thiện trương lực cơ và sức bền của cơ hô hấp, mở rộng lồng ngực và cải thiện tưới máu phổi.

Vai trò của tập thể dục đối với chức năng của hệ hô hấp
Hình: Vai trò của tập thể dục đối với chức năng của hệ hô hấp

Tập thể dục cũng có thể tăng cường chức năng hô hấp bằng cách thay đổi tim, hệ tuần hoàn và máu. Việc luyện tập thể dục thường xuyên làm tăng cung lượng tim (thể tích máu/phút) nhờ những thay đổi như tăng thể tích buồng tim, dày thành buồng tim, tăng thể tích máu tuần hoàn, tăng nồng độ hemoglobin do đó sẽ làm giảm nhịp tim lúc nghỉ ngơi và ngay cả khi gắng sức tối đa.

Đối với người khỏe mạnh

Đối với người khỏe mạnh không mắc các bệnh lý có chống chỉ định với việc gắng sức thể lực hoàn toàn có thể lựa chọn những loại hình vận động theo sở thích và phù hợp với bản thân. Không nhất thiết phải cố gắng gượng ép tập luyện một loại hình vận động nhất định nào đó. Bởi vì, khi tập luyện, việc vận cơ đòi hỏi năng lượng và oxy từ các hệ thống tuần hoàn và hô hấp, qua đó sẽ làm thay đổi theo hướng tích cực các chức năng tuần hoàn và hô hấp để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho vận động.

Các bài tập sức bền

Các bài tập sức bền (aerobic, đi bộ, chạy chậm, đạp xe, bơi…) là những loại hình vận động ưa khí có vai trò cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường khả năng chịu đựng của hệ tuần hoàn-hô hấp. Các bài tập tăng cơ lực (nâng tạ, chống đẩy, tập xà) có tác dụng hỗ trợ nâng cao năng lực gắng sức.

các môn thể thao rèn luyện sức bền
Hình: các môn thể thao rèn luyện sức bền

Lồng ghép xen kẽ các bài tập sức nhanh, sức mạnh với sức bền, dẻo dai; các bài tập toàn thân với việc tập các nhóm cơ đơn lẻ, nhất là các cơ hô hấp, các cơ ngực, lưng sườn, cơ hoành, cơ cổ gáy, vai tay…  Phối hợp với các bài tập thở có tác dụng giúp tăng cơ lực, tăng thông khí phổi nhờ tăng hoạt động của các cơ hô hấp và sự giãn nở của lồng ngực.

Mỗi bài tập nên thực hiện 8-12 lần trong 2-3 lượt với cường độ khoảng 50-70% cường độ tối đa có thể thực hiện. Thời gian mỗi lần tập, số lần tập trong ngày, số ngày tập trong tuần có thể thay đổi và cần từ từ tăng dần để cơ thể thích nghi. Tuy nhiên, cơ bản yêu cầu tập ≥ 30 phút – 1h/ngày và ít nhất 3 ngày/tuần, nếu mệt có thể nghỉ xen kẽ. Nghiên cứu cho thấy nếu tập < 2 ngày/tuần hoặc < 20 phút/ngày thì không có hiệu quả. Đồng thời việc tập luyện cần phải được duy trì thường xuyên trong thời gian dài.

Đối với người bệnh

Đối với những người mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phế quản mạn; hen; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); việc kiểm soát tốt bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh cần có sự phối hợp tổng hòa nhiều biện pháp bao gồm việc sử dụng các thuốc điều trị; chế độ dinh dưỡng hợp lý; cải thiện các vấn đề về tâm lý; môi trường sống và đồng thời cần kiên trì chương trình tập luyện phục hồi chức năng hô hấp phù hợp.

Những người mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính thường có biểu hiện khó thở do tình trạng tắc nghẽn mạn tính đường thở và tăng tính đáp ứng của đường thở đối với nhiều kích thích khác nhau; đặc biệt khi hoạt động gắng sức; do đó làm giảm sút khả năng hoạt động thể lực; ảnh hưởng đến công việc; cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Vì vậy; phục hồi chức năng hô hấp thông qua các phương pháp tập thở; các bài tập vận động phù hợp sẽ góp phần nâng cao khả năng hoạt động thể lực; cải thiện thông khí hô hấp; giảm bớt tình trạng khó thở chung và khó thở gây ra do gắng sức.

Những lưu ý khi tập

Đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc và yêu cầu về vệ sinh an toàn tập luyện. Bài tập từ dễ đến khó; tăng dần khối lượng; cường độ tập luyện một cách thích hợp. Các bài tập phải đảm bảo tăng cường cả về sức mạnh; sức bền và các bài tập dẻo dai; nhẹ nhàng thư giãn; tránh gắng sức quá mức và kéo dài. Việc tập luyện cần kiên trì; thường xuyên; tinh thần thoải mái; thư giãn. Môi trường tập luyện phải thoáng; không khí trong lành. Nếu tập ngoài trời phải đảm bảo thời tiết; nhiệt độ; độ ẩm; nắng; gió ôn hòa.

Lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp; tùy từng loại bệnh cũng như từng giai đoạn của bệnh. Không tập luyện trong đợt cấp tính của bệnh hoặc có các bệnh lý khác cần hạn chế gắng sức… 

 

Trích dẫn: suckhoedoisong.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *