Nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh tọa và cách phòng tránh
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa và cách phòng tránh

5 phút, 40 giây để đọc.

Đau dây thần kinh tọa còn có tên gọi khác là đau dây thần kinh hông to , là cơn đau trên đường đi của dây thần kinh tọa do chèn ép hoặc tổn thương dây thần kinh tọa.

Đau vùng thắt lưng lan ra sau đùi, bắp chân, mắt cá và ngón chân. Bệnh nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc, theo thời gian, các cơ sẽ bị teo theo đường đi của dây thần kinh tọa, không tự chủ được và có thể gây tàn phế (liệt). .

Đau thần kinh tọa thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, nhưng thông thường ở độ tuổi 30-60 nam bị đau nhiều hơn nữ.

Một số nghề thường nặng nhọc hoặc thường xuyên phải làm việc nhiều giờ như nhân viên văn phòng, người cao tuổi, nông dân, công nhân, khuân vác, biểu diễn xiếc, ba lô, cử tạ, thể thao… dễ mắc bệnh và tái phát bệnh hơn.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh tọa và cách phòng tránh
Hình: Nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh tọa và cách phòng tránh

Đau dây thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa và các nhánh của dây thần kinh này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa nhưng chủ yếu vẫn là do những tổn thương ở cột sống thắt lưng như:

Vận động quá sức hoặc không khoa học

Bốc vác, vận chuyển đồ… với số lượng lớn hoặc làm trong thời gian lâu mà không nghỉ ngơi, ngồi không đúng tư thế trong một thời gian lâu sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống và các đốt sống lưng, đốt sống cổ. Nếu để tình trạng này diễn ra một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh và gây đau dây thần kinh tọa.

Thoát vị đĩa đệm:

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Thường gặp sau các động tác gắng sức mạnh không đúng tư thế của cột sống (cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột của thân…) hoặc do vi chấn thương kéo dài trong cuộc sống hàng ngày như: lái xe đường dài, tư thế xấu (như lệch người sang một bên hay cúi ra trước) trong thời gian dài.

Các bất thường cột sống thắt lưng cùng

Do dị tật bẩm sinh; do viêm nhiễm tại chỗ (nhiễm khuẩn, nhiễm độc chì, bị lạnh, tiểu đường…); do bị ung thư di căn cột sống (ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, u buồng trứng…).

Nguyên nhân trong ống sống

U tủy và u màng tủy, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng, viêm màng nhện tủy khu trú…

Các nguyên nhân hiếm gặp hơn

Viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, tình trạng mang thai…

Triệu chứng cơ năng của bệnh đau dây thần kinh tọa

Người bệnh thường gặp phải một hoặc cùng lúc nhiều triệu chứng sau đây:

–  Đau thắt lưng kèm đau lan dọc xuống chi dưới theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau thường đột ngột xuất hiện sau khi gắng sức hoặc sang chấn vùng thắt lưng, hoặc sau cú bước hụt (do thoát vị đĩa đệm).

– Đau âm ỉ hoặc đau cấp tính, cơn đau tăng lên khi gắng sức, thay đổi tư thế hoặc chỉ cẩn ho, hắt hơi cũng gây đau. Đặc biệt, ban đêm cơn đau có xu hướng nặng hơn.

– Triệu chứng kèm theo bệnh: cảm giác như bị kiến bò ở bên bị bệnh, hoặc thấy tê nóng, đau rát như dao đâm…

Đồng thời ảnh hưởng đến sự vận động, đặc biệt là các động tác cúi, ngửa người, nghiêng người hoặc xoay người, có thể dẫn đến gù lưng, vẹo cột sống, teo cơ đùi, mông, cẳng chân, liệt chân và mất sức lao động. Nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn cơ vòng (cơ tròn): giảm hoặc mất chức năng cơ vòng đường ruột và bàng quang gây bí tiểu tiện, hoặc đại tiểu tiện không tự chủ.

Phòng bệnh đau dây thần kinh tọa

Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống.

Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tuyệt đối tránh các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý

Hạn chế rượu; bỏ thuốc lá; giảm cân với những người thừa cân béo phì; tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Không nên nằm đệm quá dày và mềm; giường lò xo.

– Các động tác sinh hoạt; lao động hàng ngày phải bảo đảm thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm đúng tư thế khi đứng; ngồi; mang vác… hay nhấc vật nặng.

Không được mang vật nặng ở một bên người; không mang vác nặng trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên; nên co đùi gấp gối; chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc vật nặng.

– Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi lâu nên thỉnh thoảng đứng lên thay đổi tư thế và làm các động tác thể dục giữa giờ.

– Đối với bệnh nhân đang đau cấp; hoặc đợt cấp của đau dây thần kinh tọa mạn ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động; tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh.

Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng; nằm ngửa; hông và gối hơi gấp; nếu đau nhiều có thể nằm co chân. Nếu được điều trị đúng và kịp thời thì hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục.

Tránh để lâu ngày sẽ chuyển thành mạn tính; khó điều trị dứt điểm. Tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động; sinh hoạt hàng ngày dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trích dẫn: tuoitre.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *