Cách ngăn ngừa hoại tử bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Phương Pháp Phòng Bệnh Sức Khỏe

Cách ngăn ngừa hoại tử bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

3 phút, 37 giây để đọc.

Loét chân, hoại tử và cắt cụt chi là những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường, dẫn đến tàn phế và tăng nguy cơ tử vong. Do đó, làm sao để phòng tránh hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin ngày đầu tiên dưới đây nhé! Các yếu tố nguy cơ gây loét bàn chân do tiểu đường Nguy cơ loét chân do tiểu đường của bạn tăng lên khi bạn:

– Giảm thị lực
– Hút thuốc lá
– Bệnh thận mạn
– Biến dạng bàn chân
– Có cục chai dễ loét
– Kiểm soát đường huyết kém
– có bệnh tiền sử loét ở bàn chân hay đoạn chi
– Bệnh động mạch ngoại biên làm giảm tưới máu chi

Cách ngăn ngừa hoại tử bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Hình: Cách ngăn ngừa hoại tử bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh thần kinh ngoại biên (mất khả năng bảo vệ, không có khả năng cảm nhận nhiệt / lạnh, vật sắc nhọn, giày chật, nếp gấp hoặc ma sát mạnh và các yếu tố chấn thương khác) Ngăn ngừa loét cơ thể ở những người bị bệnh tiểu đường Ngoài việc tuân thủ điều trị và bỏ thuốc lá, tất cả những người mắc bệnh tiểu đường và người nhà của họ cần nhận thức được mối nguy hiểm này và biết cách bảo vệ đôi chân của mình đúng cách để ngăn ngừa nó xảy ra.

 Chăm sóc bàn chân mỗi ngày

– Rửa sạch (không ngâm) bàn chân với xà phòng và nước ấm (luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước), lau khô bàn chân, đặc biệt kẽ ngón.
– Đối với móng chân, bạn hãy cắt móng ngang và giũa tù đầu móng

Tự khám bàn chân mỗi ngày

– Luôn kiểm tra bàn chân vài lần đều đặn trong ngày, đặc biệt trước khi đi vớ, giày, sau khi cởi giày, vớ và sau khi tắm.

– Cần kiểm tra kĩ kẽ ngón và lòng bàn chân.

– Kiểm tra tất cả khe giữa ngón chân (đây là nơi khó thấy và thường bị bỏ sót)

– Nếu bạn không thể nhìn vào lòng bàn chân, hãy dùng gương hoặc nhờ người thân trợ giúp

– Tìm xem có vết rộp, vết cắt, vết nứt, trầy xước, đổi màu sắc da (xanh, đỏ tươi, đốm trắng), vết chai, sưng nề.

Chọn và mang giày, dép, vớ phù hợp

– Không dùng dép kẹp hay dép bó ngón (Các loại dép này không bảo vệ mà ngược lại quai bó sát có thể gây tổn thương chân)

–  Khi chọn mua giày mới nên trực tiếp đi thử giày vào cuối ngày

–  Chọn giày phù hợp với kích thước, hình dạng và yêu cầu đặc biệt với bàn chân

–  Nên chọn giày bằng da thật hay vật liệu có thể co giãn tốt. Giày mới nên được mang mỗi ngày với thời gian tăng dần để quen từ từ.

–  Luôn đi vớ trong giày. Vớ có thể bảo vệ nhưng cũng có thể làm tổn thương bàn chân, do đó nên chọn vớ vừa vặn, không đường nối quá dày, cao trên mắt cá và màu trắng (để có thể thấy máu thấm hay dịch từ bàn chân)

–  Trước khi mang giày, dép luôn kiểm tra kĩ bên trong

–  Giữ giày dép sạch sẽ và thay giày dép ít nhất mỗi năm hoặc khi cần.

Lưu ý quan trọng

– Không dùng bảng nhiệt chườm bàn chân, chăn điện hay túi nước nóng (vì bàn chân tổn thương thần kinh có thể bị bỏng do không cảm nhận được nhiệt)

– Không tự dùng hoá chất mạnh trên da (cồn, betadin, oxy già, chất tiêu sừng)

– Không tự dùng dao, kéo, dao cạo để cắt móng chân hay cục chai

– Không đi chân trần ngay cả khi tắm (đi chân trần trên nền gạch cứng làm tăng áp lực lên bàn chân)

Bác sĩ cần kiểm tra bàn chân bạn thường xuyên. Khi đi khám bệnh định kỳ bạn hãy luôn báo bác sĩ tình trạng của bàn chân để có thể xử trí kịp thời, đồng thời tự chăm sóc bảo vệ bàn chân bạn đúng cách, tuy đơn giản nhưng đây là yếu tố quan trọng nhất để phòng ngừa biến chứng loét, hoại tử bàn chân hay đoạn chi do đái tháo đường.

Trích dẫn: ngaydautien.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *