Tập thể dục thường xuyên có thể giúp những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường.
– Cải thiện việc sử dụng đường trong cơ thể, do đó cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu, và giảm nhu cầu dùng thuốc do tác dụng của insulin được tăng cường.
– Giảm nguy cơ tai biến tim mạch bằng cách giảm cholesterol xấu (LDL cholesterol); tăng cholesterol tốt (HDL cholesterol) để hạn chế nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Tập thể dục cũng có thể làm giảm huyết áp trung bình 5-10 mmHg, giảm nhịp tim, tăng khả năng co bóp và tống máu của tim …
– Giảm cân: Tập thể dục thường xuyên giúp giảm cân cho những người thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là mỡ vùng bụng. Tập thể dục sẽ hiệu quả hơn. Nếu bạn áp dụng một chế độ ăn kiêng giảm calo phù hợp, nó sẽ không giúp ích gì. Nếu chế độ ăn uống của bệnh nhân rất ít calo (600-800 kcal / ngày)
– Tập thể dục có tác dụng nâng cao thể lực, tạo sự hưng phấn, thoải mái và giảm áp lực tâm lý
Các nguy cơ cần lưu ý khi vận động
Hạ đường huyết nếu bệnh nhân được điều trị Insulin hoặc thuốc viên hạ đường huyết.
Dễ đưa đến hoặc kịch phát bệnh mạch vành. Làm nặng hơn các biến chứng mạn tính nếu không vận động hợp lý; như xuất huyết đáy mắt hoặc bong võng mạc ở bệnh nhân có biến chứng đáy mắt nặng hoặc đái ra protein niệu, nặng thêm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường.
Một số bệnh nhân thừa cân béo phì có thể đau khớp, đau tổn thương bàn chân; nếu mang giầy, dép quá chật.
Các bệnh lý liên quan đến nhiệt: Bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường, đặc biệt là những người già hoặc có bệnh lý thần kinh tự động; bệnh tim hoặc phổi nên biết rằng họ có nguy cơ cao bị bệnh liên quan đến nhiệt. Do giảm bớt mồ hôi và lưu thông máu của da làm giảm khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức an toàn.
Đặc biệt trong thời gian tiếp xúc nóng và/ hoặc tập thể dục ở môi trường tăng nhiệt độ. Bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên y tế; để có cách vận động hợp lý.
Khám đánh giá trước khi luyện tập
Đối với người khởi đầu luyện tập, cần được khám đánh giá trước khi luyện tập:
- Đo huyết áp, đánh giá tình trạng tim mạ Khám kiểm tra các bệnh mạch máu ngoại biên: triệu chứng đau cách hồi, giảm hoặc mất mạch…
- Khám chân: bao gồm sự lành lặn và biến dạ Khám bệnh lý võng mạc, bệnh lý thần kinh.
- Bệnh nhân cần thảo luận với nhân viên y tế để xác định hình thức, cường độ, thời gian luyên tập thích hợp với từng cá nhân. Không nên để huyết áp cao hơn 180 mmHg trước và trong khi luyện tậKhông tập nặng nếu đường huyết > 250-270mg/dl, và hoặc có ceton dương tính.
Các hình thức vận động
Người bệnh đái tháo đường nên chọn lựa các loại hình tập luyện có tính nhịp điệu đều đặn. Cùng thời gian kéo dài như: đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, dưỡng sinh, khiêu vũ dưỡng sinh…
Việc tập các bài tập kháng lực như cử tạ; hít đất… ở nam giới cao tuổi giúp cải thiện độ nhạy cảm Insulin với cùng mức độ hay cao hơn tập Aerobic. Nếu kết hợp tập Aerobic và tập các bài tập kháng lực người bệnh sẽ đạt được lợi ích phối hợp.
Đối với các người bệnh đái tháo đường đã có biến chứng ở mắt, thận, tim mạch loại hình tập luyện phù hợp nhất là đi bộ. Có thể tập bằng ghế tập đối với những bệnh nhân phải ngồi tại chỗ.
Cường độ luyện tập
Người bệnh đái tháo đường chỉ nên tập luyện ở mức độ trung bình (đạt 50-70% nhịp tim tối đa) là đủ.
Công thức để ước tính nhịp tim khi tập: Nhịp tim sau tập luyện = ( 220 – tuổi ) x 50 – 70%.
Ví dụ: một người 40 tuổi, mức độ vận động phù hợp. Nếu sau tập luyện nhịp tim người đó đạt mức: (220 – 40) x 0.5= 90 lần/phút.
Người tiền đái tháo đường, nên ở cường độ tập luyện phù hợp, cường độ càng cao càng tốt. Có thể tự đánh giá mức độ vận động đã phù hợp; nếu sau khi tập luyện mà không thấy hụt hơi, vẫn nói chuyện được thoải mái. Nếu sau khi tập luyện thấy mệt, khó thở là cường độ tập luyện quá cao so với tình trạng sức khỏe.
Thời gian luyện tập
Người bệnh có thể tập luyện bất cứ thời điểm nào trong ngày miễn sao phù hợp với nếp sống sinh hoạt.
Trẻ em, thiếu niên tiền đái tháo đường và đái tháo đường; nên được khuyến khích hoạt động thể lực ít nhất 60 phút/ngày. Người trưởng thành nên vận động đều đặn thường xuyên tối thiểu 150phút / tuần; thực hiện ít nhất 3 ngày/tuần.
Không nghỉ tập quá 2 ngày liên tiếp. Không ngồi liên tục quá 90 phút. Nếu không có chống chỉ định, bệnh nhân nên luyện tập các bài tập kháng lực ít nhất 2 lần/tuần.
Trích dẫn: ngaydautien.vn