Xu hướng thời trang cổ điển hiện đang được rất nhiều tín đồ theo đuổi. Không chỉ thế các nhà mốt hàng đầu thế giới cũng dấn thân vào phong cách này. Đưa hơi hướng cổ điển vào các sản phẩm hiện đại. Phong cách cổ điển ngày một phổ biến và mở rộng ở mọi lứa tuổi hơn. Nhưng liệu có phải ai cũng phân biệt đúng các loại thời trang cổ điển? Vintage, retro và antique?
Sau đây chúng tôi xin gửi đến các tín đồ thời trang cách phân biệt và hiểu rõ. Thế nào là vintage, retro và antique.
Các thuật ngữ ‘vintage’, ‘retro’ và ‘antique’ thường được sử dụng thay thế cho nhau trong thời trang. Tuổi của quần áo là một yếu tố quan trọng để phân biệt giữa các khái niệm này. Ngoài ra, tuổi của quần áo được dùng để xác định giá. Cùng với tình trạng và độ hiếm của loại quần áo đó. Do đó, việc sử dụng các thuật ngữ như quần áo vintage, retro và antique cung cấp cho người mua manh mối về thời điểm các bộ quần áo được sản xuất.
Thời trang vintage
Khái niệm
Thời trang vintage là thuật ngữ chung được người ta sử dụng để chỉ những bộ quần áo được tạo ra từ những thập niên 30 – 60. Và thịnh hàng vào thập niên 90. Kiểu dáng của thời trang vintage thường là eo bé, váy xòe, không có tay hoặc có tay. Và được kết hợp cùng các phụ kiện thời trang như găng tay, dây chuyền…
Thuật ngữ vintage được biết đến với khá nhiều nghĩa khác nhau như là vật dụng được sử dụng trong quá trình sản xuất dầu và rượu. Hay được ám chỉ về một cách xe cũ lâu đời (vintage car). Trong lĩnh vực thời trang vintage được các nhà bán buôn quần áo secondhand sử dụng để chỉ những bộ trang phục cũ rất đẹp trong các thập niên cũ.
Vào những năm 2000 chính là thời điểm mà thời trang vintage phát triển mạnh mẽ nhất. Với những ngôi sao hàng đầu trong lĩnh vực giải trí như Tatiana Sorokko, Julia Roberts, Kate Moss… thường xuyên diện những trang phục vintage. Bởi chúng giúp thể hiện sự quý tộc và bí ẩn.
Ý nghĩa của thời trang vintage
Trong phỏng vấn với Vogue vào năm 2017, Anna Wintour giải thích rằng. Thuật ngữ ‘thời trang vintage’ dùng để chỉ những sản phẩm được làm từ 20 đến 99 năm qua. “Thẻ ‘vintage’ có thể được gắn vào các sản phẩm có tuổi đời ít nhất là 20 năm. Tuy nhiên, chỉ khi những sản phẩm này có những đặc điểm gắn liền với thời đại đó”- Anna Wintour, Tổng biên tập của Vogue. Wintour tiếp tục nói rằng thuật ngữ quần áo vintage trong trường hợp các sản phẩm của nhà thiết kế thường ngụ ý khả năng sưu tập. Ví dụ, một cặp kính râm được sản xuất vào năm 1985 trông không khác gì một cặp được sản xuất vào năm 2020, về mặt kỹ thuật, là vintage. Tuy nhiên, bạn không thể gọi những chiếc kính này là “phong cách vintage những năm 80” . Nếu kiểu dáng không phản ánh bất kỳ yếu tố thiết kế xác định của thời đại đó.
Thời trang Retro
Khái niệm
Retro là từ viết tắt của từ Retrospective. Mang nghĩa thể hiện một trào lưu hoài cổ, kỷ niệm mặc lại những trang phục mang phong cách thiết kế của những thập niên trước. Nó được bao gồm cả những trang phục vintage và không phải vintage (những trang phục được lấy cảm hứng từ dáng đồ vintage và là đồ mới).
Ý nghĩa của thời trang retro
Thuật ngữ ‘retro’ được sử dụng để mô tả quần áo, giày dép và phụ kiện. Lấy cảm hứng từ các thiết kế cũ hơn nhưng được sản xuất trong 20 năm qua. Thời trang retro thường có giá cả phải chăng hơn quần áo vintage hoặc thời trang antique. Và cũng có xu hướng tiện dụng hơn. Hàng may mặc retro đương đại không nhất thiết phải là bản sao chính xác của các thiết kế từ các thời đại trước. Nó chỉ cần được làm theo phong cách của món đồ đã truyền cảm hứng cho nó. Trong bối cảnh này, một chiếc váy lấy cảm hứng từ trang phục của một người mặc trong những năm 1920. Nhưng chỉ được làm cách đây 5 năm được coi là retro. Mặt khác, chiếc váy nguyên bản phong cách flapper, được sản xuất vào những năm 1920. Có thể được gọi là vintage. Hơn nữa, một chiếc trâm kim cương thế kỷ 19 thuộc về bà cố của bạn có thể được coi là đồ antique.
Thời trang antique
Một mặt hàng quần áo, đồ trang sức, đồ nội thất hoặc tác phẩm nghệ thuật ít nhất 100 năm tuổi được mô tả là ‘antique’. Tuy nhiên, tuổi của bất kỳ món đồ cổ nào được bán trên thị trường phải được xác minh. Ví dụ: nếu bạn đang bán một mặt hàng là đồ antique. Nhưng bạn không thể xác minh tuổi của nó. Thì sẽ an toàn hơn nếu bạn gọi nó là ‘đồ vintage’.
Retro mở đường cho vintage
Không một mùa thời trang nào trôi qua mà không có ít nhất một nhà thiết kế tung ra bộ sưu tập bao gồm các sản phẩm may mặc hoặc phụ kiện retro. Hướng đến những người yêu thích phong cách vintage. Một trong những ví dụ gần đây nhất và nổi bật nhất về dòng thời trang đương đại. Lấy cảm hứng từ kiểu dáng cổ điển là bộ sưu tập dành cho nam của Alessandro Michele’s Gucci. Cho mùa Thu/Đông 2020-2021.
Đến đây chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn rằng. Vintage là những trang phục cũ còn được lưu lại từ quá khứ. Còn Retro là những thiết kế mới và được tái hiện, cách tân dựa theo kiểu dáng của những trang phục thời cũ.
Nguồn: 24h.com.vn