Sự quay trở lại và mang dấu ấn đặc sắc của phong cách Patchwork. Phong cách này vốn ra đời đã lâu. Nhưng những năm gần đây với sự nổi lên của thế hệ trẻ và các nhà thiết kế trẻ. Patchwork đang quay trở lại mạnh mẽ và trở thành xu hướng dẫn đầu.
Lược sử Patchwork
Trước đây cụm từ “ vải deadstock” có nghĩa là ám chỉ hình ảnh người trẻ tuổi trong các quần vải lanh mịn màng tại chợ nông sản. Nhưng với sự góp mặt của các nhà thiết kế trẻ độc lập. Quần áo bền vững ngày càng đẹp và bắt mắt hơn.
Trong thời đại số hiện nay. Người tiêu dùng thế hệ Z lựa chọn quần áp trên các thiết bị thông minh. Theo báo cáo của McKinsey cho biết thế hệ trẻ đang có khao khát mạnh mẽ với sự mới mẻ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thế. Báo cáo cũng chỉ ra rằng thế hệ trẻ cũng mang những trang phục tôn trọng sự bền vững.
Việc kết hợp giữa sự mới mẻ với trang phục bền vững thật sự khó khăn. Tuy nhiên bỏ qua giai đoạn khó khăn ban đầu. Với sự sáng tạo không ngừng của các nhà thiết kể,. Việc kết hợp này hoàn toàn đang trở thành việc khả thi và nó còn đang trở thành xu hướng. Vật liệu cũ không cần bị loại bỏ hoàn toàn khi tạo kiểu dáng mới.
Ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng các ứng dụng thuê quần áo sang trọng. Trong khi các nhà thiết kế như Dries Van Noten đang bán lại các tác phẩm vintage của họ. Giúp tạo ra các chuỗi cung ứng mới này.
Sự thay đổi để thích nghi
Có lẽ quan trọng hơn, bản thân kiểu dáng của quần áo đang thay đổi để thích ứng với những nhu cầu mới này. Giữa sự gia tăng của những kiểu dáng có thiết kế vintage và tái sử dụng. Quần áo patchwork, hàng may mặc được làm từ các mảnh vải được khâu lại với nhau. Đang ngày càng trở nên phổ biến.
Các nhà thiết kế trẻ độc lập đang biến các loại vải deadstock, tất Nike và áo sơ mi bỏ đi thành áo nịt ngực, áo sơ mi và quần đùi đi xe đạp. Vải deadstock là loại vải đã tồn tại, và các nhà thiết kế trẻ thường sẽ mua nó từ các thương hiệu lớn hơn, những người đã chọn không sử dụng chúng hoặc đã sản xuất dư thừa. Khi làm như vậy, họ sẽ giúp giảm thiểu chất thải do mua vải mới.
Xu hướng DIY
Những người khác có thể lấy vải của họ từ việc tiết kiệm. Như Kayla Sade Famurewa, người đã tái sử dụng chiếc áo nỉ thành áo nịt ngực corset và các loại khác. Thương hiệu của Famurewa là ‘Most on Time’. Có gần 50.000 người theo dõi trên Instagram và các sản phẩm của cô thường bán hết ngay lập tức. Sinh viên thời trang người Anh và Depopper Rosayab sử dụng những miếng vải có hình vuông nhỏ để tạo ra những siêu phẩm. Đó là chiếc áo bó sát, đầm, váy, quần short. Và những bộ quần áo thường bao gồm các đường khâu đầy màu sắc, tương phản và các loại vải có kết cấu khác nhau.
Các tác phẩm patchwork chịu ảnh hưởng của xu hướng DIY có nguồn gốc từ thế kỷ 20. Trong những năm 60 và 70. Quần áo mặc nhà và quần áo lấy cảm hứng từ hippie được sản xuất hàng loạt sau đó ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù các mẫu patchwork tự chế và quần áo truyền thống hỗn hợp có thể không hoàn toàn giống với các tác phẩm vui nhộn. Gần như là Frankenstein ngày nay. Nhưng phong cách này đã giúp xác định một thời đại. Vào những năm 90, các nhà thiết kế như Maison Margiela và Vivienne Westwood đã gửi những tác phẩm patchwork xuống sàn diễn thời trang. Ám chỉ đến nguồn gốc phản văn hóa của phong cách.
Cảm hứng bất tận đến từ thời trang cao cấp đương đại
Các nhà thiết kế trẻ ngày nay cũng có thể tìm thấy cảm hứng trong các kiểu dáng thời trang cao cấp đương đại. Eckhaus Latta đã cho ra đời những chiếc áo len, quần và váy patchwork và những chiếc áo lưới bó sá. Trên các sản phẩm mới thương hiệu này thường sử dụng đường khâu có độ tương phản cao. Dòng thời trang nam của Emily Adams Bode được biết đến với những mảnh ghép patchwork. Thường được tạo ra từ loại vải quilt vintage. Thêm vào đó, Celine, Tom Ford và Chloé đều đã tung ra những bộ trang phục có họa tiết patchwork trong những mùa gần đây. Ngay cả khi các nhãn hiệu lâu đời không nhất thiết phải theo xu hướng bền vững như các nhà thiết kế trẻ hơn, độc lập hơn, nhưng ảnh hưởng của họ là rõ ràng.
Khao khát thay đổi thảm mỹ và thực tiễn
Sức mạnh của các nhà thiết kế trẻ và nhu cầu của thế hệ Z đã thúc đẩy các thương hiệu nổi tiếng áp dụng các phương pháp bền vững. Cửa hàng ngày lễ bất ngờ của Batsheva đã làm những chiếc kẹp tóc từ vải deadstock. Gabriela Hearst, Giám đốc sáng tạo mới được chỉ định của Chloé. Sử dụng vải deadstock cho thương hiệu của riêng mình. Gần đây, Burberry thậm chí còn tặng vải thừa cho các sinh viên thời trang.
Kiểu dáng patchwork không chỉ cho thấy sự nổi tiếng ngày càng tăng và sức mạnh của các nhà thiết kế trẻ trước yêu cầu của thế hệ Z về sự độc đáo và bền vững. Mà còn cho thấy cách ngành công nghiệp thời trang cao cấp đáp ứng khao khát thay đổi thẩm mỹ và thực tiễn.
Nguồn: 24h.com.vn