Đời Sống Văn Hóa

Tình trạng bảo quản khó khăn và trộm cổ vật ở Làng Vạc

6 phút, 17 giây để đọc.

Để phát tồn; phát huy những giá trị lịch sử khoa học; cổ vật của ông cha ta, Di tích khảo cổ học Làng Vạc (xã Thái Hòa, Nghệ An); phối hợp với Trường Đại học KHXH&NV (Hà Nội) và sở VHTT Tỉnh Nghệ An; tổ chức buổi Hội thảo khoa học “Di tích khảo cổ Làng Vạc: Giá trị văn hóa – lịch sử”.

Cổ vật Đông Sơn
Cổ vật Đông Sơn

Từ thời điểm được xếp hạng Di tích khảo cổ quốc gia (năm 1999) đến nay; cùng với tiếng vang qua nhiều lần khai quật khảo cổ; việc bảo tồn và phát huy di tích này ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn; bất cập; nhất là trong vấn đề khoanh vùng để bảo vệ. Lí do là từ năm 1999 đến nay vẫn chưa có mốc giới rõ ràng; hơn nữa đây là di tích khảo cổ có vị trí sâu dưới lòng đất; dẫn đến việc bảo dưỡng; canh gác hết sức khó khăn.

Thực trạng đáng buồn trong việc bảo quản cổ vật

Trước thềm Hội thảo sắp đến; đoàn đại biểu bao gồm các nhà nghiên cứu khoa học đã di chuyển dến Di tích quốc gia Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc; để thực hiện khảo sát, thu thập thêm các dữ liệu. UBND xã Nghĩa Hòa đã gặp gỡ và báo cáo về thực trạng di chỉ ở nơi đây cho đoàn chuyên gia. Nói về Làng Vạc; không có gì khiến người dân tự hào hơn việc đây là 1 trong những vùng đất hiếm hoi; lưu giữ không ít dấu tích của người Việt cổ. Thông qua việc khai quật; nơi đây được tiết lộ chính là trung tâm văn hóa Đông Sơn, niên đại xa xưa khoảng 2500 năm; số hiện vật đa dạng phong phú số lượng hơn 1200; nhiều chất liệu từ đồng; đá; gốm; sắt…

Từ khi xác lập khoanh vùng cho đến nay đã trải qua thời gian khá dài, nhiều công trình xây dựng dân sinh đã “mọc tự nhiên” trên nền di chỉ khiến cho di tích bị xâm hại, biến dạng, thay đổi. Ngoài ra, một vấn đề nhức nhối nữa đó là nạn đào trộm cổ vật vẫn đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ.

Hiện người dân trong vùng đã có ý thức lưu giữ và bảo vệ di tích khi hàng trăm hiện vật trưng bày tại đền thờ Làng Vạc đều do dân làng hiến tặng với mong muốn nơi đây trở thành một nơi trưng bày, giáo dục văn hóa, lịch sử truyền thống. Chỉ có điều, do điều kiện còn quá sơ sài nên các hiện vật “vô giá” chỉ được bảo quản trong tủ kính, chưa có chủ điểm, chủ đề, chưa có thuyết minh rõ ràng, dẫn đến ẩm mốc và xuống cấp nghiêm trọng.

Thực trạng đào trộm cổ vật

Công an xã Nghĩa Hòa, thị xã Thái Hòa cho biết: “Ngay từ năm 1999, người dân đã rầm rộ khai quật, đào hàng nghìn chiếc hố trên khu đồi rộng 3 ha (đất do nông trường Đông Hiếu quản lý) và lấy đi nhiều hiện vật có giá trị. Huyện đã ra chỉ thị ngăn chặn việc đào bới trái phép di chỉ và phổ biến đến tận nhà dân qua các cuộc họp, nhưng cứ họp xong họ lại về vác xẻng đi đào. Trước nguy cơ khu di chỉ bị vơ vét sạch bách, chính quyền địa phương đã phải vào cuộc và mất rất nhiều công sức mới chặn được vấn nạn này”.

Đánh giá về thực trạng di tích khảo cổ Làng Vạc, ông Hồ Mạnh Hà, Phó phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VHTT Nghệ An) cho biết, hiện di tích khảo cổ Làng Vạc vẫn đang phải đối mặt với nạn mất cắp, đào bới, “chảy máu” cổ vật.

Qua những chuyến công tác tại đây, cán bộ Sở bắt gặp rất nhiều nhóm người “trang bị” máy dò kim loại, cuốc, thuổng kéo đến đào bới, săn tìm cổ vật nhưng không hề thấy một cơ quan chức năng nào của địa phương nhắc nhở hay xử lý. Nhà trưng bày hiện vật thì như một… nhà kho, để lẫn lộn với các đồ dùng phục vụ lễ hội và sinh hoạt tại đền Làng Vạc, điều này làm cho giá trị khảo cổ học Làng Vạc một lần nữa bị kéo xuống tột cùng ngay chính tại nơi mà nó vốn tồn tại hàng ngàn năm nay.

 Nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã đến Di tích quốc gia Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc để khảo sát, tiếp tục thu thập các cứ liệu qua tư liệu, hiện vật
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã đến Di tích quốc gia Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc để khảo sát, tiếp tục thu thập các cứ liệu qua tư liệu, hiện vật

Cần đưa phương án bảo vệ vào hành động thực tiễn

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn; Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội chia sẻ: “Làng Vạc có thể sánh ngang với những di tích văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở lưu vực sông Hồng; như Vĩnh Quang, Làng Cả… Các giải pháp để bảo tồn; phát huy di sản Làng Vạc được đề ra; đó là cần có chiến lược dài hơi, khả thi và hiệu quả; cần đặt ra vấn đề khảo sát; xem xét di sản trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa của địa phương. Quan trọng hơn nữa là định hướng phát triển du lịch của địa phương gắn với bảo tồn; phát huy bền vững di tích khảo cổ học này”.

Sở Du lịch Nghệ An cho biết; phải có những hành động thực tế để tiếp tục phát huy giá trị di tích khảo cổ học Làng Vạc gắn với phát triển du lịch. Cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền; kết nối địa điểm di chỉ này với các điểm đến để thu hút du khách. Thêm vào đó, cần đa dạng hóa hoạt động du lịch của di tích như: Phối hợp với các cơ quan; đơn vị, trường học tổ chức chương trình ngoại khóa về tìm hiểu giá trị lịch sử – văn hóa của di chỉ Làng Vạc. Ngoài ra; khuyến khích người dân tham gia với vai trò là hướng dẫn viên khi du khách đến tham quan di tích và làng nghề truyền thống tại địa phương.

Chia sẻ của Giám đốc sở VHTT Nghệ An

Theo Giám đốc Sở VHTT Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh; thông qua việc tổ chức Hội thảo, Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Thái Hòa xây dựng kế hoạch; chương trình và đề án của quy trình quản lý di sản; đưa ra những giải pháp hữu hiệu và khả thi nhằm bảo vệ, bảo tồn; phát huy di sản khảo cổ học Làng Vạc một cách bền vững, hiệu quả; vừa góp phần bảo tồn di sản văn hóa truyền thống; vừa tạo động lực cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Các phương án cần có sự chung tay của các cấp, các ngành; đặc biệt không để người dân đứng ngoài cuộc; có như vậy, tiềm năng của di chỉ khảo cổ Làng Vạc mới được “đánh thức” một cách hiệu quả.

Trống đồng Đông Sơn
Trống đồng Đông Sơn

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *