Thị trường chứng khoán năm 2020 ghi nhận sự hồi phục bền vững và tăng trưởng tích cực. Đây là nội dung được nêu trong báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Hội nghị được tổ chức vào chiều ngày 14/01/2021 vừa qua.
Đại biểu tham dự hội nghị gồm đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. Ông Trần Văn Dũng – Chủ tịch UBCKNN, các Phó Chủ tịch; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc là đại diện của ngành chứng khoán. Ngoài ra, Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam; cũng có đại diện lãnh đạo tham gia.
Tăng trưởng tích cực ở nhiều mảng thị trường
Ông Phạm Hồng Sơn – Phó Chủ tịch UBCKNN trình bày báo cáo tại hội nghị; ghi nhận thị trường chứng khoán (TTCK) đã trải qua năm 2020 với nhiều biến động mạnh; gặp không ít khó khăn và thử thách. Trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng sâu rộng; đến kinh tế – xã hội thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, UBCKNN dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và trực tiếp là Bộ Tài chính đã rất nỗ lực; tích cực trong công tác chỉ đạo, điều hành; đã đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
TTCK Việt Nam đã chứng kiến những đợt giảm điểm mạnh; (cuối quý I/2020, VN-Index giảm 33% so với cuối năm 2019). Hiện tượng này không nằm ngoài xu hướng thế giới. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam đã phục hồi bền vững, tăng trưởng ngoạn mục; kéo dài tới giai đoạn cuối năm 2020; dù từ quý II đến nay dịch Covid-19 đã quay lại 2 đợt.
So với thời điểm thấp nhất của năm 2020; TTCK Việt Nam đã có một năm tăng trưởng ấn tượng; với chỉ số VN-Index vượt 1.100 điểm, đạt 1103,87 điểm, tăng mạnh tới 67%; (ngày 24/3/2020, đóng cửa ở mức 659,21 điểm), tăng 14,9%. So với thời điểm cuối năm 2019, chỉ số HNX-Index cũng đã có một năm tăng trưởng mạnh. Kết thúc phiên giao dịch năm 2020; chỉ số HNX-Index tăng gần 119% so với thời điểm cuối quý I/2020 và tăng 98,1% so với cuối năm 2019. TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường phục hồi mạnh nhất Đông Nam Á; nằm trong danh sách 10 TTCK có mức tăng trưởng tốt nhất trên thế giới.
Các chỉ số đều có sự tăng trưởng
Thị trường cổ phiếu hiện có 1.665 mã cổ phiếu; chứng chỉ quỹ niêm yết/đăng ký giao dịch với quy mô đạt gần 1.514 nghìn tỷ đồng; tăng 8% so với cuối năm 2019. Quy mô vốn hóa của thị trường tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Nếu như tại thời điểm cuối quý I/2020; vốn hóa thị trường cổ phiếu chỉ đạt 52% GDP năm 2019; kém xa so với mục tiêu Chính phủ đề ra (đến năm 2020 đạt 70% GDP); thì đến nay vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5.294 nghìn tỷ đồng; tăng 69% so với thời điểm cuối quý I và tăng 20,8%. So với cuối năm 2019, tương đương với 87,7% GDP năm 2019; 84,1% GDP năm 2020, vượt mục tiêu đề ra.
Thanh khoản tăng kỷ lục
Thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục; cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam; dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đ trên thị trường cổ phiếu; giá trị giao dịch bình quân năm 2020 đạt trên 7.420 tỷ đồng/phiên; tăng 59,3% so với bình quân năm 2019.
Thị trường trái phiếu có 477 mã trái phiếu niêm yết; (trong đó có 454 mã trái phiếu chính phủ và 23 mã trái phiếu doanh nghiệp); với giá trị niêm yết đạt 1.388 nghìn tỷ đồng; tăng 16,8% so với cuối năm 2019 (tương đương 23% GDP). Thanh khoản trên thị trường trái phiếu tiếp tục tăng trưởng mạnh; bình quân đạt trên 10.393 tỷ đồng/phiên, tăng 13% so với năm 2019.
Số lượng tài khoản nhà đầu tư tăng mạnh. Lũy kế tới hết tháng 12/2020, tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam đạt hơn 2,77 triệu tài khoản; tăng 16,7% so với cuối năm 2019.
Trên TTCK phái sinh, giao dịch của sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 sôi động hơn; đặc biệt khi thị trường cơ sở biến động mạnh. Điều này thể hiện TTCK phái sinh đóng vai trò phòng vệ rủi ro hiệu quả; có tác dụng ổn định tâm lý nhà đầu tư. Trong năm, khối lượng giao dịch bình quân đạt 156.852 hợp đồng/phiên; tăng 77% so với cuối năm 2019. Tính tại thời điểm 31/12/2020, khối lượng mở (OI) toàn thị trường đạt 40.339 hợp đồng; tăng 143% so với cuối năm 2019. Những chỉ số trên thể hiện sự hồi phục bền vững và tăng trưởng tích cực.
Hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ được giao
Cũng tại hội nghị, ông Phạm Hồng Sơn cho biết thêm; đối với công tác xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý; UBCKNN đã hoàn thành đúng tiến độ theo chương trình đề ra; đặc biệt đã hoàn thiện xây dựng; trình các cấp có thẩm quyền ban hành 03 Nghị định, 11 Thông tư quy định chi tiết Luật Chứng khoán 2019. Để đạt được kết quả này là có sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tài chính; đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giữa các đơn vị thuộc Bộ và UBCKNN.
Cùng với đó, UBCKNN đã tích cực, chủ động; kịp thời báo cáo Bộ thực hiện, triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ thị trường; trấn an tâm lý nhà đầu tư; đặc biệt trong giai đoạn thị trường giảm sâu do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Trong năm 2020, TTCK đạt mức tăng trưởng ấn tượng, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 84%GDP; số lượng nhà đầu tư mở mới cao kỷ lục, hoạt động của TTCK ổn định; nhận được sự tin tưởng của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với đó, UBCKNN tiếp tục triển khai tái cấu trúc TTCK; tăng cường công tác quản lý công ty đại chúng; các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng tinh vi, phức tạp. UBCKNN luôn tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong tổ chức bộ máy; thực hiện cải cách hành chính trong các hoạt động của UBCKNN đối với doanh nghiệp.
Quan hệ đối ngoại được tăng cường
Ngoài ra, UBCKNN hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF) lần thứ 33. UBCKNN đã ưu tiên thúc đẩy sáng kiến “Tài chính bền vững”. Các cơ quan quản lý thị trường vốn ASEAN hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam; trong việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu hội nhập thị trường vốn trong khu vực ASEAN; làm sâu sắc hơn sự gắn kết của khu vực với cộng đồng quốc tế vì phát triển bền vững; đồng thời nâng cao khả năng thích ứng và năng lực thể chế của ASEAN.
Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn