Tổng cộng có 45 tác phẩm của 14 tác giả được chọn lọc tỉ mỉ tìm ra được 198 tất cả các bản in của trại sáng tác; các tác phẩm này đều được in ấn độc quyền. Triển lãm Cảm xúc tháng sáu sẽ gây tò mò lớn; và chứa đựng nhiều điều thú vị mới lạ cho công chúng yêu mĩ thuật; đặc biệt sẽ là một món quà lớn đối với những người có niềm tin vào mỹ thuật nước nhà đối với tác giả trẻ. Triển lãm hoạt động trong 3 ngày duy nhất từ 20-22.6 tại Nhà Triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
Được tổ chức liên tục diễn ra trong vòng những năm trở lại đây; được tính gần 10 năm trở lại đây. Chính những trại mỹ thuật tổ chức ra của Hội Mỹ thuật Việt Nam chính là cơ hội học hỏi. Trao đổi những kiến thức với nhau và cùng đưa ra các kinh nghiệm; một môi trường cũng như sân chơi bổ ích cho giới trẻ. Chính vì vậy đây cũng là sân chơi không cần ngang tài ngang sức; sân chơi tổ chức cho các giới trẻ cũng là cơ hội cho các bạn trẻ trổ tài bản thân. Đồng thời nhiều kết quả cũng mang đến nhiều kết quả bất ngờ cho ban giám khảo cũng như khán giả.
Giữa cái nắng hè oi ả của những ngày cuối tháng 5, mùi mực in như quánh đặc cả không gian hẹp ở căn phòng sáng tạo của Trung tâm mỹ thuật đương đại. Cùng với đó là mùi xăng, mùi dầu, mùi axeton. Ấy vậy mà 14 nghệ sĩ như những kẻ “nghiện in”, lăn xả vào làm bất kể ngày hay đêm.
Điểm đặc biệt của trại sáng tác đồ họa độc bản năm nay là sự hội tụ
Của đa số các nghệ sĩ không thuộc ngành đồ họa của giới trẻ, nên việc sáng tác tranh in là khá bỡ ngỡ. Một số là các nghệ sĩ khá thành đạt với các thể loại hội họa như họa sĩ Đoàn Thị Thu Hương với chất liệu sơn mài, Đỗ Thúy Hằng, Trần Thị Doanh, Lê Thị Thu Dung, Nguyễn Hồng Phương, Doãn Hoàng Kiên với chất liệu sơn dầu, phấn màu Acrylic, các họa sĩ vẽ truyện tranh
Như Tạ Huy Long, họa sĩ nhà báo như Nguyễn Mạnh Hà, họa sĩ thiết kế Nguyễn Thu Thủy, các họa sĩ trẻ như Vương Linh, Phạm Duy Quỳnh, Nguyễn Hán Anh và cả những nghệ sĩ thuộc ngành nghiên cứu phê bình nghệ thuật như Vũ Mai Thơ, Trang Thanh Hiền.
Nhưng có lẽ, chính sự bỡ ngỡ “lần đầu của những lần đầu” này đã đem kết quả sáng tác của trại đến một thái cực khác. Ở đó là sự đa dạng về cá tính, phong cách, hình thức tạo hình kết hợp với những hiệu ứng bất ngờ trong việc xử lý chất liệu và kỹ thuật in ấn.
Phương pháp in đồ họa độc bản
Một trong những kỹ thuật khá đặc biệt của nghệ thuật đương đại. Khác với hầu hết các thể loại tranh đồ họa nhân bản cho phép in được nhiều bản giống nhau; đồ họa độc bản lại chỉ cho ra một tác phẩm độc nhất từ một bề mặt in không thể sử dụng lại lần thứ hai giống với lần đầu. Kỹ thuật này cũng ít nhiều gần gũi với cách sáng tác hội họa; nó cho phép người nghệ sĩ mở rộng biên độ sáng tạo với các kỹ thuật in ấn; nhưng lại có thể thể hiện cảm xúc trực tiếp bằng vẽ, vạch, lau chùi trên khuôn in.
Bên cạnh đó, phương pháp in này cũng cho phép người nghệ sĩ có thể sử dụng; những vật thể có sẵn để tạo hình như lá cây, vải, nilon, thậm chí cả những trang sách; trang báo tùy theo ý đồ của người nghệ sĩ để sáng tạo mà không cần phải mô tả bằng cách khắc, cắt như đồ họa truyền thống. Chính những vật liệu gián tiếp đó đã giúp thể loại tranh in này; những giá trị khác biệt trong quá trình tạo hình.
Chủ đề chính cho Trại sáng tác đồ họa độc bản năm nay
Tĩnh vật và Phong cảnh. Đây cũng là hai thể loại phổ thông nhưng không hẳn là sở trường sáng tác các nghệ sĩ tham gia.
14 nghệ sĩ, 14 phong cách, 14 sự trải nghiệm vừa lạ vừa quen như được hội tụ; sẻ chia trong một niềm xúc cảm mới. Tĩnh vật, hay phong cảnh thông qua quá trình ấn; và xử lý chất liệu của mỗi tác giả lại cho ra những diện mạo mới. Đôi bức như tiệm cận đến ranh giới của nghệ thuật trừu tượng. Tất cả như tìm thấy trong mình một khả năng bứt phá khác; khỏi những sự quen thuộc để sáng tạo.
“Các trại sáng tác như vậy đã tạo nên những hoạt động giao lưu rất hữu ích. Kết quả của trại sáng tác lần này khá bất ngờ; các nghệ sĩ tham gia đã có được những tác phẩm đầy cảm xúc và phong phú…”, họa sĩ Lương Xuân Đoàn nói.
Trích:baovanhoa.vn