Giải Trí Mỹ Thuật Nhiếp Ảnh

Những trường học nghị lực phi thường lưu giữ bằng tác phẩm nghệ thuật

5 phút, 30 giây để đọc.

Nhân lễ tổ chức ngày kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9; đó chính là 75 năm ngày khai trường học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ; nay còn có tên gọi khác là Cộng hòa XHCN Việt Nam (5.9.1945 – 5.9.2020); đánh dấu mốc lịch sử huy hoàng của 75 năm ngày Bình dân học vụ (8.9.1945 – 8.9.2020); tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) sẽ khai mạc trưng bày mang tên Chắp cánh ước mơ, vào ngày 28.8.

Ký ức mùa khai trườngBiến nhà tù thành trường học cách mạng và Xây đắp những ước mơ là kết cấu của cuộc trưng bày. Ngày 5.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân ngày lễ đặc biệt; buổi tựu trường đầu tiên bác viết thư hỏi thăm nhân ngày tựu trường học. Để diệt “giặc dốt”, ngày 8.9.1945, chủ tịch Hồ Chí Minh nhanh chóng ban các lệnh về phát triển trường học Bình dân học vụ. Hưởng ứng phòng trào một cách sôi nổi. Lớp có trường học với 95.665 giáo viên, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Hưởng ứng thành công chưa được nhiều thì chúng ta lại tiếp tục chiến đấu; lại bước vào hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Tuy điều kiện không gian không cho phép, nhưng nhiều trường học; lớp học vẫn mở nơi chiến khu. Rất nhiều thầy cô dậy tận tâm cùng với tinh thần ham học của đất Việt.

Sự kiện
Sự kiện

Trung tâm của trưng bày

Nội dung “Biến nhà tù thành trường học cách mạng”. Từ những ngày đầu xâm lược, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách văn hóa lạc hậu; để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa. Nhà tù được xây dựng nhiều hơn trường học; thẳng tay đàn áp các phong trào cách mạng. Trong kháng chiến chống Mỹ; hàng nghìn thanh niên đã “xếp bút nghiên lên đường ra trận”.

Nhiều chiến sĩ đã bị địch bắt, giam cầm tại các nhà tù. Và điều đặc biệt là ngay trong chốn “địa ngục trần gian”; các lớp học đã được mở ra, đó là những Trường học sau song sắt” tại Nhà tù Hỏa Lò, “Trường học giữa núi rừng” ở Nhà tù Sơn La; “Trường học giữa biển khơi” ở Nhà tù Côn Đảo, “Trường học trên cát” tại Trại giam tù binh Phú Quốc…

Biến nhà tù thành trường học

Những lớp học này đã trở thành nơi tôi luyện lý tưởng về nghị lực sống, chiến đấu của các chiến sĩ cách mạng. Không gian trưng bày sẽ tái hiện những quãng thời gian; không thể quên trong lịch sử dân tộc. Tại Nhà tù Hỏa Lò; các lớp học được mở ra sau những chấn song lạnh lẽo.

Học trong bí mật, học trong thiếu thốn; nhưng tù nhân vẫn nhanh trí, sáng tạo ra đồ dùng dạy và học. Vào buổi tối, khi các cửa sắt đã khóa chặt; là thời gian tù chính trị cùng nhau tổ chức các lớp học văn hóa, viết báo sôi nổi trong trại giam. Tài liệu giấu ở chân tường, thậm chí để trong hộp sắt; bọc nilon, dòng dây thả xuống thùng phân được kéo lên để phục vụ việc học.

Gọi là lớp học nhưng không bảng đen

Không bàn ghế, không giấy, không vở. Các tù nhân dùng mặt trong của bao thuốc lá, bì thư làm giấy viết. Ngòi bút được làm từ nụ hoa ăngtigon nhặt trong sân nhà lao; và được cất giấu một cách cẩn thận; quản bút làm bằng cành bàng; phấn là gạch non, than củi; bảng là nền xi măng…

Cùng với những trường học; lớp học sau song sắt tại Nhà tù Hỏa Lò, ở nơi “rừng thiêng nước độc”; Nhà tù Sơn La được ví như “chiếc quan tài nắp mở, chỉ chờ tù nhân tắt thở đem chôn”.

Nhưng chính tại nơi chết chóc này, các lớp học được Chi bộ nhà tù mở ra trong không khí sôi nổi; và sự hưởng ứng nhiệt tình của tất cả tù nhân. Việc học tập giúp trình độ của người tù được nâng cao; góp phần thắp sáng ngọn lửa đấu tranh nơi núi rừng Tây Bắc.

Một phần trưng bày cũng khiến người xem không thể ngăn rơi nước mắt

Đó là những trường học giữa biển khơi. Tại nơi đảo xa nghìn trùng biệt lập, kẻ địch tưởng rằng có thể giết dần; giết mòn tù nhân bằng nhục hình, khổ sai, đói khát, bệnh tật…,

Nhưng với niềm tin mạnh mẽ, người chiến sĩ đã vượt qua muôn vàn gian khổ để biến Côn Đảo thành “đại học đường”, thành vườn ươm của cách mạng. Ở hồi ký Trường học trong nhà tù; đồng chí Nguyễn Thiệu đã viết: “Giấy học là những mảnh báo còn chừa trắng; hoặc có thể viết chồng lên chữ in.

Còn một nguồn giấy nữa là “giấy vệ sinh”. Có lúc chúng tôi vờ đau kiết lỵ để được mua nhiều giấy. Còn cái khoản mực nho tìm được không phải dễ. Có khi nhắn người nhà gửi quần áo; và quà bánh vào kèm theo một thoi mực; hoặc dát mỏng mực nhét vào tà áo,;hoặc cắt mực ra thành từng viên nhỏ nhét vào ruột bánh.

Lắm lúc thiếu nước, phải nhổ nước bọt; thậm chí phải dùng nước giải mài mực ra; rồi lấy que vót nhọn làm bút để viết”.

Sống trong cảnh kìm kẹp, giữa bốn bề thép gai, những lớp học vẫn được tổ chức ở các phân khu Trại giam tù binh Phú Quốc (1967 – 1973). Trên sân cát, người thầy ngồi giữa; học trò vây quanh. Từ những lớp học này, các chủ trương; chỉ thị của Đảng bộ các phân khu được truyền đạt đến anh em. 

Trích: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *