Đau nửa đầu ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
Sức Khỏe Y Học Cổ Truyền

Hướng dẫn cách trị bệnh đau nửa đầu hiệu quả

4 phút, 11 giây để đọc.
Bệnh đau nửa đầu (Migraine) là căn bệnh không quá xa lạ hiện nay. Chúng thường gặp ở những người trung tuổi. Triệu chứng thường gặp là đau đầu lúc bên trái, lúc bên phải, có lúc đau dữ dội kèm theo nôn mửa, bị nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, người bệnh hay mất ngủ, giảm cân, chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền tế. Nếu không được điều trị, bệnh này sẽ gây ra nhiều hậu quả như trí nhớ, mất tập trung, thị lực và thể lực giảm sút…

Tác nhân gây nên bệnh đau nửa đầu

Bênh đau nửa đầu chủ yếu do nguyên nhân thay đổi về tâm lý (stress); ở nữ có thể do thay đổi nội tiết ở tuổi dậy thì hay đến kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ tiền mãn kinh…; sau khi sử dụng một số loại đồ ăn (chocolate, phô mai, kem, thuốc lá, rượu, cà phê, ớt…); mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh hô hấp, mất ngủ; chất lượng dinh dưỡng kém, hậu quả sau chấn thương sọ não…; sử dụng thuốc ngừa thai, thuốc kháng histamin..;  do thời tiết thay đổi,…

Các bài thuốc trị đau nửa đầu

Theo Đông y, do đàm ngưng khí trệ, phong tà thượng công dẫn đến đau nửa đầu. Vì vậy, là khử phong trừ đàm là phép trị bệnh. Một trong các bài thuốc trị đau nửa đầu như sau:

Bài 1: kết hợp các vị thuốc:  xuyên khung 30g, bạch chỉ 2g, hương phụ 6g, sài hồ 3g, bạch giới tử 10g, cam thảo 3g, bạch thược 15g, uất lý nhân 3g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, uống 3 thang.

Bài 2: đương quy, xuyên khung, khương hoạt, bạch chỉ, độc hoạt, phòng phong, mạch môn, thương truật, mỗi vị 10g; hoàng cầm 12g, mạn kinh tử 6g, cúc hoa 6g, tế tân 4g, cam thảo 4g, can khương 4g. Mỗi ngày 1 thang dùng sắc uống. Với các công dụng: trị các chứng đau đầu, vùng trán, vai gáy đau nhức, đau mắt mãn tính, bụng phình trướng mềm yếu, bị hơi đau ở ấn quanh rốn.

Kết hợp và xoa bóp và bấm các huyệt để trị đau nửa đầu

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc, nên kết hợp xoa  bóp day bấm các  huyệt sau từ 1-2 lần mỗi ngày, mỗi huyệt 1-2 phút. Các huyệt như sau: bách hội, thái dương, phong trì, hợp cốc, thái xung. Đẩy trán, chà và xát đầu, tự bóp và véo gáy.

Nếu bị đau vùng trước đầu: Day bấm vào huyệt ấn đường. Sau đó chích lể nặn ra tí máu; day bấm huyệt đầu duy, giải khê, để sơ thông kinh dương minh.

Nếu Đau sau đầu: Để sơ thông kinh thái dương, thiếu dương mạch đốc, chúng ta day huyệt phong trì, hậu khê, côn lôn, bách hội .

Đau nửa đầu: Day các huyệt phong trì, thái dương, dương phụ, túc lâm khấp. Mục đích nhằm để sơ thông kinh thiếu dương; bách hội, tứ thần thông để sơ thông kinh can và mạch  đốc.

Xuyên khung và mạn kinh tử là 2 vị thuốc trị đau nửa đầu
Xuyên khung và mạn kinh tử là 2 vị thuốc trị đau nửa đầu

Xuyên khung và mạn kinh tử là 2 vị thuốc trị đau nửa đầu rất hiệu quả.

Vị trí các huyệt

Bách hội: Vị trí nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu. Đây là điểm giao của đường nối hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể.

Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

Thái dương: Nằm giữa đoạn nối đuôi mắt với đuôi lông mày.

Hợp cốc: Huyệt nằm ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái khi khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau.

Thái xung: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2, đo lên 1,5 thốn thì ở chỗ lõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân 1 và 2 là huyệt.

Ấn đường: Là giao điểm của đường thẳng nối hai đầu lông mày với đường đi qua chính giữa mặt trước cơ thể.

Đầu duy: Nằm phía góc trán, cách 0,5 tấc so với bờ chân tóc, trên đường khớp đỉnh trán.

Giải khê: Ở chỗ lõm trên nếp gấp trước khớp cổ chân, giữa 2 gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài ngón chân cái.

Dương phụ: Trên đỉnh mắt cá ngoài 4 tấc, ở bờ trước xương mác.

Túc lâm khấp: Ở phía trước khớp xương bàn – ngón chân thứ 4-5 tại chỗ lõm.

Tứ thần thông: Xác định vị trí huyệt bách hội. Sau đó, đo tới trước và sau mỗi đoạn 1 tấc, đo ra 2 bên phải trái 1 tấc. Tất cả bao gồm 4 huyệt.

Trích dẫn: suckhoesoisong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *