Gia Đình Lối Sống

Giới trẻ đón Tết theo cách mới- Một lối sống xanh

4 phút, 56 giây để đọc.

Với phong cách sống xanh không những đối với cuộc sống hằng ngày. Lối sống xanh còn được áp dụng vào những ngày lễ tết truyền thống của người Việt. Điều này làm cho một cái tết thêm ý nghĩa và may mắn hơn trong năm mới. Với nhận thức ngày càng cao của giới trẻ, cùng với sự sáng tạo của họ. Giới trẻ chúng ta đã tạo ra những vật liệu trang trí tết đặc sắc từ những đồ dùng bỏ đi.

Cộng đồng sống xanh đang được lan tỏa và đông dần lên. Họ không cảm thấy bị coi là phong cách lạ và kì cục trong ngày tết. Cách đón Tết của họ tuy không giống ai những ý nghĩa vô cùng lớn.

Sống xanh có thể hiểu đơn giản là lối sống bền vững và thân thiện với môi trường. Sống xanh đang được ủng hộ và cỏ vũ đồng tình rất nhiều người trong nước và kể cả nước ngoài.

Những người có ý thức về lối sống này đều cố gắng giảm thiểu tối đa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời giảm thiểu rác thải ra môi trường. Tận dụng những rác thải để tái chế lại những gì có thể được.

Tái chế mọi thứ

Phùng Chí Kiên (32 tuổi, lập trình viên, cựu du học sinh tại Đức) theo đuổi lối sống xanh đã 10 năm..

Kiên kể mỗi ngày nhà anh chỉ vứt đi một gói rác nhỏ khoảng 200 g chủ yếu là rác hữu cơ. Người thu tiền vệ sinh tháng không tin trong nhà Kiên có trẻ con và còn tỏ ra ngại ngùng khi vợ anh đóng tiền vệ sinh cho ba người.

Cửa sổ, balcon và bệ bếp nhà Kiên trồng rất nhiều rau gia vị và hoa. Cánh cửa cũ được Kiên tận dụng đóng lại thành kệ treo đồ làm vườn. Sắp Tết, anh đem cánh cửa sơn lại thành màu đỏ và ngồi cùng con gái làm đèn treo bằng thìa sữa chua. Vợ Kiên lôi quần áo cũ ra cắt may làm vỏ gối, ví cầm tay và đệm ngồi, vừa để nhà dùng, vừa để tặng hàng xóm.

Lối sống xanh áp dụng nhiều lĩnh vực
Lối sống xanh áp dụng nhiều lĩnh vực

Đừng vứt vỏ trứng

Nguyễn Trà My (27 tuổi, giáo viên tiếng Nhật) đi đâu cũng vận động mọi người đừng vứt vỏ trứng. My dạy họ cách đập trứng ở phần đầu và giữ lại hai phần ba vỏ cùng một chút lòng trắng. Vỏ trứng ấy cho thêm ít đất sẽ trở thành giá thể ươm mầm, trồng cây cực tốt.

Khi cây hơi lớn, đem vùi cả vỏ trứng xuống đất. Cây sẽ xanh tốt mà không cần thêm phân bón. Bằng cách trồng đặc biệt này, hoa chơi Tết của nhà My luôn bền hơn hoa mua ở chợ từ hai đến ba tuần.

Những món quà 102

Anh Nguyễn Quang Huy, chủ một công ty nội thất gỗ ở Hà Nội, kể: Anh có đứa em theo trào lưu sống xanh, Tết nào cũng gửi cho một cái thiệp cực kỳ… khủng bố.

Năm nay, nó chế hình của chính anh đang trệu trạo nhai tiền kèm chú thích: Cho đến khi cái cây cuối cùng bị đốn. Con thú cuối cùng bị săn và dòng sông cuối cùng bị ô nhiễm. Chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta không thể ăn được tiền!

Đặng Thanh Hà (20 tuổi, sinh viên ĐH Ngân hàng) được anh trai họa sĩ theo trường phái sống xanh vẽ tặng một decal rất đáng yêu trên đầu xe máy kèm dòng chữ: dừng xe tắt máy!

Việc khởi động lại động cơ có phần ảnh hưởng đến máy móc. Nhưng không đáng lo ngại bằng khí thải ra môi trường trong ngần ấy thời gian!

Chậu hoa từ chai nhựa
Chậu hoa từ chai nhựa

Người sống xanh ăn Tết

Đội sống xanh cũng là những đầu bếp có khả năng ứng biến và thích nghi rất cao. Tôi từng làm khách một gia đình sống xanh vào dịp Tết. Chỉ bằng một quả dưa hấu. Anh chế biến thành ba món vừa nhanh vừa lành: nước ép, xắt miếng dessert và nộm làm từ cùi dưa. Vỏ dưa thì được chị chủ nhà dùng để cắm hoa tôi tặng.

Rất nhiều bài học “tái chế thức ăn thừa” tôi học từ đội sống xanh vẫn được áp dụng đến tận giờ. Ví dụ, cơm nguội, thêm ít ngô hạt và quả trứng sẽ thành cơm rang.

Đèn từ thìa sữa chua của bố con anh Kiên

Người sống xanh cho rằng. Thực tế lượng thức ăn thừa chúng ta bỏ đi sau mỗi bữa ăn chiếm 30% tổng lượng thức ăn mà chúng ta bỏ tiền ra mua. Và bỏ công sức để chế biến. Trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng nguồn thức ăn này.

Cho nên nấu đủ và ăn hết gần như trở thành một đặc điểm nhận biết của người sống xanh. Vậy mới có chuyện gia đình anh Kiên mỗi ngày chỉ đổ khoảng 200 g rác thải mà không ai thèm ngạc nhiên.

Đội sống xanh còn một thói quen khác: không bao giờ mang theo mì tôm và thức ăn vặt trong mọi chuyến công tác và du lịch. Họ coi trọng việc trải nghiệm đồ ăn ở nơi đến. Và bài xích tất cả các loại đồ ăn công nghiệp.

Tết đến nhà người sống xanh. Bạn có thể được uống bia với lạc rang và nhấm nháp mứt gừng tự làm. Chứ đừng mâm cao cỗ đầy bảy bát tám đĩa. Bởi đội bạn của tự nhiên này cho rằng: lãng phí thức ăn là có tội!

Nguồn: zingnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *