Những năm gần đây, số lượng, chất lượng các tác phẩm gửi đến tham dự Festival Mỹ thuật đang trong tình trạng báo động. Chính những người trong cuộc cũng đang đặt một dấu hỏi lớn; cho tương lau của Fess một cái nhìn mới thời hiện đại.
Đến nay festival mỹ thuật đã có tuổi đời lên đến 5 năm. Được tổ chức định kì như một sân chơi. Cho giới trẻ phô diễn sự sáng tạo và tài năng trong các tác phẩm. Chất lượng các tác phẩm cũng được cải thiện qua từng năm, đủ đại diện cho nước nhà. 2 giải nhất, 4 giải nhì, 6 giải ba và 9 giải khuyến khích, tổng cộng 21 tác phẩm đã được ban tổ chức vinh danh.
Và trao giải cho anh Nguyễn Văn Đủ với tác phẩm Lò Mổ. Và anh Vũ Thành Thân với tác phẩm giấy tiền. Ông Mã Thế Anh chia sẻ: những tác phẩm trên đem đến một làn gió với cho nghệ thuật Việt Nam. Phô diễn đầy đủ các vấn đề nổi cộm trong xã hổi hiện đại ngày nay. Tiêu biểu như về môi trường, việc làm, đời sống văn hóa…
Cách nhìn đã rộng mở, phóng khoáng
Hội đồng nghệ thuật đã bám sát các tiêu chí để chấm chọn các tác phẩm tốt về chất lượng nghệ thuật, kỹ thuật biểu hiện và rõ nét trong nội dung đề cập. Họa sĩ, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng, dưới góc nhìn của Hội đồng nghệ thuật, đánh giá: “Sáng tác của các nghệ sĩ phản ánh khá rõ cá tính cũng như tâm trạng cá nhân của giới trẻ trong thế giới đương đại.
Đơn cử, tác phẩm giải Nhất Lò mổ #21 được đánh giá là có kỹ thuật thể hiện tốt, ý tưởng sâu sắc, sử dụng cả máu bò tươi để điểm thêm vào tác phẩm, gửi gắm thông điệp về vấn đề nhân đạo đối với thế giới động vật”. Nhiều tác phẩm hội họa khác cũng cho thấy cái nhìn phóng khoáng và rộng mở khi đề cập tới các vấn đề xã hội ngày nay. Họa sĩ Võ Thành Thân, chủ nhân giải Nhất Giấy tiền vàng bạc cho hay: “Đây là tác phẩm trong sêri mới của tôi về đề tài đời sống tâm linh ở Huế. Qua đây, tôi muốn nói rằng, những thứ đôi khi tưởng như là không có giá trị, nhưng nếu biết trân trọng và kết hợp lại với nhau thì có thể làm nên những tác phẩm nghệ thuật tốt…”.
Nhu cầu phản ánh một cách nhanh nhất thực tế xã hội
Nhưng có chiều sâu là lý do khiến cho ngôn ngữ hội họa tả thực phát triển hơn so với tranh trừu tượng. Trong triển lãm có nhiều tác phẩm kỹ thuật số, tức là họa sĩ không vẽ trực tiếp mà sáng tác trên máy tính, sau đó tô màu bằng thuốc nước. Theo đánh giá của Hội đồng nghệ thuật, các tác phẩm tham gia Festival Mỹ thuật trẻ 2020 thể hiện cách nhìn cũng quan điểm sáng tác riêng của nghệ sĩ trẻ hiện nay. Do được đào tạo về kỹ thuật cơ bản tốt, có ngoại ngữ, nắm vững công nghệ thông tin; đội ngũ sáng tác trẻ đang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện những ý tưởng táo bạo; giúp cho mỹ thuật Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong thời đại mới.
Nghệ sĩ trẻ có mặn mà?
Một vấn đề mà lần nào Festival mỹ thuật trẻ cũng đã đặt ra là “chất trẻ” trong các sáng tác đến đâu? Festival liệu đã đủ sức hấp dẫn đối với tác giả trẻ; và những sáng tạo của họ có thỏa mãn được người xem như kỳ vọng? Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng; nghệ thuật có lúc thăng lúc trầm, vì thế, ông trân trọng tất cả những tác phẩm tham gia triển lãm; vì người trẻ có điểm mạnh của riêng họ; với kỹ thuật thể hiện tốt và những ý tưởng mạnh bạo.
Điều khiến ông lăn tăn là so với những triển lãm trước; Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 5 có số lượng tác phẩm ít đi. Các tác phẩm sử dụng ngôn ngữ của nghệ thuật đương đại như sắp đặt; trình diễn, video art… rất hạn chế. Đây cũng đồng thời là băn khoăn của nhiều khán giả; khi đến triển lãm với hy vọng được chiêm ngưỡng những tác phẩm sử dụng ngôn ngữ mới của nghệ thuật đương đại.
Festival Mỹ thuật trẻ 2020 có thể nói là kỳ Festival “long đong” nhất về công tác tổ chức. Từng bị hoãn do Covid-19 nên BTC không thuê được phòng trưng bày của Đại học Mỹ thuật Việt Nam; mà phải chuyển sang Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam; thời gian trưng bày cũng chỉ vỏn vẹn được 8 ngày. “Địa điểm này chưa được như mong muốn của giới mỹ thuật; thời gian cũng không thể dài hơn. Năm nay, do dịch Covid-19 nên chúng tôi càng khó để có thể chủ động về mọi mặt…”, ông Mã Thế Anh chia sẻ.
Trích:baovanhoa.vn