Ngày 14/1 vừa qua tại di tích Đền Trần (tọa lạc tại phường Lộc Vượng; Thành phố Nam định); đoàn kiểm tra của bộ VHTTDL do trưởng đoàn là ông Lương Đức Thắng – Phó Cục trưởng Cục Văn hóa; đã có buổi họp liên quan đến công tác chuẩn bị cho lễ hội khai ấn Đền Trần năm Tân Sửu 2021 sắp đến.
Cùng tham gia buổi họp này là sự góp mặt của ban lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Nam Định; ban lãnh đạo UBND phường Lộc Vương, Thành phố Nam Định; Ban quản lý khu di tích lịch sử Đền Trần, Chùa Tháp; và các bậc cao niên của phường Lộc Vượng – Đại diện Tổ từ đền.
Hạn chế tối đa khách đến tham dự lễ hội
Đến thời điểm hiện tại; theo ban quản lý Khu di tích chia sẻ; nhiều phương án và kế hoạch đã được xây dựng, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu kép: Quyết liệt phòng và chống dịch, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy cho kinh tế – xã hội phát triển.
Hoãn lại 1 số hoạt động để phù hợp với tình hình dịch bệnh
Trưởng ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần; Chùa Tháp – Ông Nguyễn Đức Bình cho biết; trong mùa hội năm 2020, công tác phòng và chống dịch Covid-19 ở Đền Trần đã được thực hiện quyết liệt; triệt để nhất có thể. Hội Khai Ấn được bỏ qua; chỉ thực hiện nghi lễ truyền thống do các cụ cao niên nhà đền tổ chức. Hoạt động phần Hội cũng được hoãn lại.
“Đến thời điểm này, BQL di tích đã chuẩn bị sẵn sàng những phương án cho mùa hội Xuân Tân Sửu. Có kịch bản dự kiến triển khai khi dịch bệnh được khống chế; cũng có phương án sẵn sàng nếu dịch bệnh bùng phát trở lại, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ và Bộ VHTTDL”, ông Nguyễn Đức Bình cho hay.
Cụ thể, theo ông Bình, trong trường hợp dịch bệnh được khống chế, BQL lễ hội đã có dự kiến nội dung về công tác quản lý và tổ chức lễ hội 2021. Thời gian tổ chức hội diễn ra từ 22-27.2 (11-16 tháng Giêng âm lịch). Nội dung, chương trình tổ chức lễ hội sẽ được nhà đền thực hiện với quy mô nhỏ, hạn chế tối đa lượng người tham gia. Đặc biệt, trong lễ hội khai ấn diễn ra vào đêm 14 tháng Giêng, dự kiến số lượng đại biểu mời tham dự là 200 người, so với những năm trước khoảng trên 1000 người. “Hoạt động phát ấn cũng được tổ chức theo tinh thần hạn chế không tập trung đông người, chủ yếu phát cho các đoàn đã đăng ký từ trước…”, ông Bình cho biết thêm.
Tục lệ cổ đại ca ngợi truyền thống dựng nước, giữ nước
Ông Trần Huy Chiến (Tổ trưởng Tổ Từ đền) nhấn mạnh, tổ chức lễ hội khai ấn đền Trần là một tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (phủ Thiên Trường xưa), nhiều năm qua đã được tổ chức trang trọng, với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Lễ hội nhằm phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa; đồng thời thu hút khách thập phương về dự lễ hội, kết hợp tham quan du lịch, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.
Tạm dừng lễ hội trong trường hợp dịch bệnh bùng phát
Cũng theo ông Trần Huy Chiến, công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội luôn được BQL di tích; BTC lễ hội và nhà đền chủ động, với tinh thần năm sau phải tốt hơn năm trước. Năm 2021 được dự báo tiếp tục diễn ra trong bối cảnh đặc biệt; đòi hỏi công tác chuẩn bị và các phương án xây dựng phải hài hòa. Với tinh thần chủ động; đến nay công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội của nhà đền đã đạt 70-80%.
Nhà đền cũng đã sẵn sàng cho việc in ấn lộc Xuân 2021 để phục vụ nhu cầu của du khách khi dịch bệnh được khống chế như hiện nay. Tuy nhiên, triển khai tổ chức lễ hội theo phương án nào thì vẫn phải theo sát diễn biến thực tế của tình hình dịch bệnh, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các văn bản chỉ đạo về công tác phòng chống dịch.
Bà Phạm Thị Oanh (Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Nam Định) cho biết; mùa lễ hội Xuân Tân Sửu, công tác quản lý và tổ chức lễ hội tại Di tích đền Trần được sự quan tâm; chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, thành phố và các ban; ngành chức năng. Trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát tốt; các hoạt động lễ hội truyền thống được tổ chức thì cũng sẽ rất hạn chế về quy mô nhằm đảm bảo an toàn.
Kế hoạch cần thực hiện theo sát thực tế hiện tại
Đại diện Phường Lộc Vượng, theo ông Trần Huy Tài, Chủ tịch UBND Phường; công tác chuẩn bị cho mùa lễ hội tại địa phương đã sẵn sàng; tuy nhiên việc triển khai phụ thuộc rất lớn vào diễn biến thực tế của tình hình dịch bệnh; cũng như chỉ đạo từ các cấp. Nguyện vọng của cộng đồng là mong muốn vẫn được duy trì thực hiện những nghi lễ truyền thống của lễ hội; nhưng quy mô sẽ phải căn cứ vào tình hình thực tế.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Nam Định cho biết thêm; nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, Nam Định đã có dự kiến kịch bản các cấp độ để sẵn sàng triển khai ứng phó. Với kinh nghiệm đã có từ mùa lễ hội 2020; công tác quản lý và tổ chức tại lễ hội trọng điểm này sẽ được triển khai an toàn, chặt chẽ, hiệu quả; đồng bộ với công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của nhân dân.
Quyết liệt trong công tác phòng và chống dịch mùa lễ hội
“Lễ hội Đền Trần là một sự kiện lớn; thu hút đông nhân dân và du khách. Việc quyết định dừng tổ chức lễ khai ấn năm 2020; ở thời điểm gần như mở đầu của mùa lễ trong cả nước và khi dịch bệnh bất ngờ ập tới; đã thể hiện sự quyết liệt trong công tác phòng chống dịch của tỉnh Nam Định nói chung; và tại di tích đền Trần nói riêng. Năm 2021, hi vọng công tác tổ chức, quản lý tại hội này sẽ tiếp tục triển khai tốt; đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và yêu cầu phòng chống dịch bệnh”, ông Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh.
Vui hội nhưng không quên phòng chống dịch
Thay mặt đoàn công tác, ông Lương Đức Thắng; Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) ghi nhận; và đánh giá cao sự chấp hành nghiêm túc trong công tác phòng chống dịch bệnh tại lễ hội Đền Trần năm 2020.
Ông Lương Đức Thắng cũng lưu ý; việc triển khai công tác chuẩn bị cho lễ hội Xuân 2021 cần tiếp tục bám sát tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị 48-CT/TW; của Ban Bí thư về tổ chức Tết năm 2021; Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng về tăng cường phòng chống dịch Covid-19; Chỉ thị số 44/CT-TTg của Thủ tướng; về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vui tươi; lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Công văn 5050/BVHTTDL-VHCS; về các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực VHTTDL.
Theo Phó Cục trưởng, dù lễ hội đền Trần năm 2021 được triển khai phương án tổ chức nào; quy mô ra sao thì tinh thần phòng chống dịch bệnh Covid-19 luôn cần được đề cao hàng đầu. Trong tình huống dịch bệnh bùng phát trở lại; áp dụng tạm dừng tổ chức lễ hội theo Nghị định 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ; về quản lý và tổ chức lễ hội. “Bên cạnh đó, cần quán triệt, đảm bảo các yêu cầu về công tác phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Công tác tuyên truyền; nâng cao ý thức của nhân dân và du khách cũng cần được đẩy mạnh; làm một cách thực chất và không hình thức. Người đi lễ bắt buộc phải đeo khẩu trang; sử dụng nước sát khuẩn… khi tham gia hoạt động lễ hội”, ông Thắng nhấn mạnh.
Đảm bảo nếp sống văn minh, hiện đại
Đoàn kiểm tra cũng lưu ý; các nội dung về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội cần tiếp tục được tăng cường; nhằm hạn chế những biểu hiện tiêu cực như thương mại hóa, trục lợi từ lễ hội; hạn chế đốt vàng mã số lượng lớn, đổi tiền lẻ chênh lệch; những ứng xử thiếu văn minh trong lễ hội như chen lấn, xô đẩy, tranh cướp lộc…
Nguồn: baovanhoa.vn