Đời Sống Giáo Dục

Báo động tình trạng thuốc lá điện tử (Vape) trong môi trường học đường

6 phút, 30 giây để đọc.

Theo thống kê được đưa ra thời gian gần đây; trong vòng 5 năm trở lại; tỉ lệ học sinh ở Việt Nam có sử dụng thuốc lá điện tử (Vape) đã tăng hơn gấp 10 lần so với trước kia. Đây là 1 thông tin cực kì đáng báo động không chỉ đối với ngành Giáo dục – Đào tạo; mà còn đối với toàn xã hội khi thuốc lá điện tử cũng gây hại cho cơ thể không kém gì thuốc lá truyền thống.

Thuốc lá điện tử được sử dụng như là công cụ thể hiện sự sành điệu của giới trẻ
Thuốc lá điện tử được sử dụng như là công cụ thể hiện sự sành điệu của giới trẻ

Thuốc lá điện tử len lỏi dần vào trong cuộc sống của giới trẻ qua nhiều cái tên; “Vape nghệ thuật”;”Vape trick”; “Nghệ thuật nhả khói thuốc”. Thuốc lá điện tử làm rất tốt vai trò kích thích trí tò mò và tạo hiệu ứng sắc màu “dân chơi”; khiến nhiều bạn trẻ dù trong độ tuổi còn đi học cũng không thể thoát khỏi sự cuốn hút đó.

Sử dụng thuốc lá điện tử do… tò mò

Ở Việt Nam; nhiều người sử dụng vape là công cụ ngụy biện cho sự nghiện thuốc lá của mình; và giới trẻ lấy đó là thứ thể hiện sự sành điệu của bản thân. Mặc dù, tỉ lệ người hút thuốc lá tại Việt Nam có xu hướng giảm; nhưng vẫn ở mức cao: Hơn 45% nam giới trưởng thành sử dụng mỗi ngày. Tỉ lệ này được dự đoán sẽ tăng cao hơn khi thuốc lá điện tử xuất hiện. Vape được ví như “cạm bẫy hương vị”; đánh trúng tâm lý thích thể hiện cái tôi tuổi mới lớn của học sinh; sự bắt mắt; những dụng cụ bắt mắt nhanh chóng được nhiều người đón nhận; khám phá mà bỏ quên những tác hại không thua kém gì thuốc lá truyền thống.

Một học sinh THPT khi được hỏi tại sao dùng thuốc lá điện tử đã hồn nhiên trả lời: “Em theo dõi trên mạng thấy “Tây” hút nhiều; nom hay hay thì sử dụng thôi. Có người bảo thuốc lá điện tử có hại; nhưng cũng có người bảo chả sao”?! Một học sinh khác khẳng định “thuốc lá điện tử đang là trend (xu hướng) trong giới học sinh hiện nay”. Không hiếm bạn trẻ viện lý do “không ảnh hưởng đến người xung quanh”; “hút cho thơm miệng”, “giúp cai thuốc lá truyền thống hiệu quả”… nên cứ vô tư nhả khói. Và thế là những chiếc máy thuốc lá điện tử độc hại cứ thế được học sinh truyền tay nhau; mà phụ huynh không hề hay biết.

Liệt kê các chất độc có trong các sản phẩm Vape

Theo điều tra sức khỏe học đường mới được công bố gần đây; có đến 2,6% học sinh trong độ tuổi từ 13-17 tại Việt Nam có sử dụng thuốc lá điện tử. Ths Nguyễn Hạnh Nguyên thuộc Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam cho biết; những sản phẩm thuốc lá này chứa rất nhiều độc chất, ví dụ như nicotine có hại cho sự phát triển não bộ của người vị thành niên; focmaldehit hay axetaldehit được xác định là gây ung thư. Ngoài ra, thuốc lá điện tử cũng đã được chứng minh gây ra hàng loạt bệnh lý nghiêm trọng về tim mạch; hô hấp, điển hình nhất phải kể đến tổn thương phổi cấp tính.

Dẫn đường cho ma túy tổng hợp 

Nghiêm trọng hơn, theo Viện khoa học hình sự, Bộ Công an; thuốc lá điện tử đang dẫn đường cho ma túy tổng hợp xâm nhập vào giới trẻ. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã nhận được đề nghị giám định nhiều mẫu dung dịch thuốc lá điện tử do phụ huynh hoặc nhà trường mang đến. Kết quả cho thấy, trong những dung dịch này đều chứa chất hướng thần; gây ảo giác và kích thích thần kinh rất mạnh. Các đối tượng tội phạm đã pha ma túy tổng hợp vào dung dịch thuốc lá điện tử; khiến những người sử dụng phải lệ thuộc vào thuốc rồi nghiện ngập lúc nào không hay.

Gần đây nhất, Ban giám hiệu Trường THCS Đà Nẵng; TP Hải Phòng đã phải áp dụng hình thức kỷ luật tạm đình chỉ học tập đối với hai học sinh lớp 8 do có hành vi sử dụng thuốc lá điện tử tại trường khiến một em bị ngất; phải nhập viện cấp cứu.

Đề nghị cấm hoàn toàn các sản phẩm Vape, thuốc lá điện tử

Trên thực tế, học sinh quá dễ dàng để có thể mua được thuốc lá điện tử qua mạng hay ngoài cửa hàng; cá biệt, có em còn tiện tay “mượn tạm” của bố (mẹ) để đem đến lớp khoe bạn, rủ nhau dùng thử… Nếu năm 2015 chỉ có 0,2% dân số sử dụng thuốc lá điện tử thì đến năm 2020; riêng lứa tuổi từ 13-17 sử dụng thuốc lá điện tử đã chiếm 2,6%. Nhận thức về tác hại thuốc lá điện tử của các em học sinh và cả gia đình đều rất hạn chế. Trước tác hại nghiêm trọng của sản phẩm độc hại này; Bộ Y tế vừa có đề nghị cấm hoàn toàn mọi hình thức mua bán, sản xuất; nhập khẩu đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như: Thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng hay shisha. Việc này đã nhận được sự đồng tình của nhiều người dân.

Thuốc lá điện tử được sử dụng như là công cụ thể hiện sự sành điệu của giới trẻ
Thuốc lá điện tử được sử dụng như là công cụ thể hiện sự sành điệu của giới trẻ

Hàng loạt ca tử vong do sử dụng thuốc lá điện tử

Tại hội thảo Cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng được Tổng hội Y học Việt Nam cùng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) tổ chức cuối năm 2020; đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam khẳng định, nicotin có trong thuốc lá nói chung, vape; thuốc lá nung nóng nói riêng đều gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người hút và người hít phải khói. Bên cạnh đó, theo Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, tại Việt Nam; mỗi năm có khoảng 40 ngàn ca tử vong do các nguyên nhân từ thuốc lá.

Đông đảo người dân đã đồng tình với đề xuất cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới của Bộ Y tế; vì hiện nay các sản phẩm vape còn nằm ngoài các quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá; nên nhiều người cứ dùng vô tư ở nơi công cộng; bất chấp ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác, nhất là trẻ em.

Cần xây dụng khung pháp lý phù hợp

Khoản 1, Điều 2 của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 định nghĩa; thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá; được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Vì vậy, các quy định cấm hút thuốc lá không áp dụng được với thuốc lá điện tử; vốn chỉ dùng các loại tinh dầu. Do đó, nếu muốn cấm thì các cơ quan chuyên môn cần nghiên cứu xây dựng ban hành khung pháp lý phù hợp để đưa vào quản lý và có mức xử phạt cụ thể; đối với các hành vi vi phạm liên quan.

Nguồn: baovanhoa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *